Cứ ngỡ nếp ăn ở tự cung tự cấp khiến nếp nhà cha ông ta nhỏ nhắn lệ thuộc thiên nhiên. Nhưng đằng sau vẻ ngoài nhà tranh vách đất, đào ao đắp nền… là cả một chu trình sinh thái ở được khép kín, đóng mở có trước có sau, giải quyết bài toán vi khí hậu và tạo lập nếp sinh hoạt đặc thù.
Mẫu thiet ke nha dep
Cứ ngỡ thời chưa có công nghệ cao cùng các nhà chuyên môn hỗ trợ thì việc ngăn chia không gian trở nên đơn sơ, hay do hạn hẹp kinh tế mà tiết kiệm tối đa diện tích và vật dụng. Nhưng chỉ một bộ ván ngựa (phản gỗ) thôi cũng thật hữu dụng khi tiếp khách, lúc ăn nghỉ, quây quần… mà ngày nay ta gọi là “đồ gỗ đa năng”, và không ít nhà thiết kế trẻ đang hùng hồn tuyên bố: tôi chỉ học tập kinh nghiệm cha ông!
Cứ ngỡ vì giới hạn ở trình độ công nghệ nên tiền nhân làm nhà chỉ loanh quanh sử dụng vật liệu tại chỗ.
Mẫu thiet ke nha
Nhưng thế kỷ 21 lại đang là thế kỷ kêu gọi quay về vật liệu thân thiện môi trường; việc dùng vỏ dừa làm gáo múc nước, dùng đất nung làm nồi nấu cơm, đan lá cây làm nón đội… vốn tự nhiên như hơi thở, lại được xem là “mốt”.
Ai khôn hơn ai khi bài toán xâm hại môi trường/ chi phí bỏ ra / hiệu quả thu về đã rõ kết quả? Chúng ta kêu gọi nhau tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; thay vì thụ hưởng sản phẩm mới thì sử dụng và tái chế sản phẩm cũ… nhưng về bản chất, không gian sống hiện đại đã không còn như thuở trước. Chúng ta đủ giàu có và kiên nhẫn để thỏa mãn giấc mơ hoàn thiện cuộc sống chăng? Như dân Singapore đang phải thừa nhận là dù đã làm một đô thị rất xanh thì họ vẫn dùng máy điều hòa không khí quá mức cho phép. “Tiền nào của nấy” quả không sai, nhưng đâu phải không có tiền thì không thể làm được, hay làm không tốt, trong điều kiện cụ thể ở nơi chúng ta gắn bó.
Thay vì ra sức biến đổi cảnh quan môi trường, cha ông ta đã “gò” nếp nhà mình hòa hợp với những hệ khuôn phép mà thế hệ sau đi mãi loanh quanh mỏi mệt vẫn khát khao: những hàng hiên nắng gió ra vào, những cảnh quan đặc thù địa phương, những vật liệu ít phấn son mà nhiều giao cảm với người dùng… Để hôm nay, khi cúi mình bước qua bậu cửa thấp của nếp nhà Việt, ta chợt nhận ra cái giá phải trả cho việc đánh mất sự hài hòa cân đối, ỷ vào công nghệ mà bòn rút tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ.
“Ai nên khôn chẳng dại đôi lần”. Nhưng phải chăng, trong cư xử với môi trường thiên nhiên, ta cứ mãi “dại”, để bà mẹ thiên nhiên phải quở trách nặng nề!?
Vật liệu tái sinh, thân thiện môi trường dễ có nhưng cũng khó làm đẹp.
0 comments:
Post a Comment